(Vietkiemhiep) - Các fan kiếm hiệp hẳn không thể không nhớ cô thiếu nữ xinh đẹp, đa tình Quách Tương chính là người đã lập ra (sư tổ) môn phái danh trấn giang hồ Nga My. Trong phần đầu tác phẩm Ỷ Thiên đồ long ký, Quách Tương buồn nhớ Dương Quá đã lang bạt đi khắp nơi tìm kiếm. Sau khi rời núi Thiếu Thất (Thiếu Lâm Tự), Quách Tương đi mãi lên núi Nga My và dừng chân ở đây mãi mãi. Ngày nay, núi Nga My là một danh thắng nổi tiếng của Trung Quốc, với phong cảnh kỳ vỹ đẹp như tranh vẽ. Thăm núi Nga My, lại nhớ về tiểu nữ Quách Tương năm nào.
Quách Tương
Núi Nga Mi còn gọi là "Đại quang Minh sơn" nằm ở Trung Nam tỉnh Tứ Xuyên, thuộc miền Tây Trung Quốc. Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là Vạn Phật, nằm trên ngọn núi chính Kim Đỉnh với độ cao 3.099 m.
Nga Mi cũng là ngọn núi có nhiều chùa miếu và là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn của Trung Hoa, bên cạnh núi Ngũ Đài, núi Cửu Hoa và núi Phổ Đà.
Nhắc đến Nga Mi, bạn sẽ nhớ ngay đến những nhân vật nổi tiếng trong bộ truyện Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Kim Dung là Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái… Cũng theo bộ tiểu thuyết võ hiệp này, võ lâm Trung Nguyên có ba phái lớn là Thiếu Lâm, Võ Đang và Nga Mi. Sư tổ sáng lập ra võ phái Nga Mi là Quách Tương, con gái của Quách Tĩnh và Hoàng Dung, 2 nhân vật trong bộ Anh hùng xạ điêu đã được ông sáng tác trước đó khá lâu.
Chùa Vạn Niên trên núi Nga Mi có kiến trúc mang đậm dấu ấn của Đạo giáo.
Trong chùa có bức tượng Phổ Hiền Bồ Tát cao 7,35 m, nặng 62 tấn, được xem là bức tượng Phật cao nhất thế giới, được đúc bằng đồng mạ 20 kg vàng bên ngoài và là điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Nga Mi.
Kim Đính hay còn gọi là Vạn Phật Đính, một trong những ngọn núi nổi tiếng của Nga Mi. Điểm độc đáo khi đến đây là du khách có thể nhìn thấy được 4 kì quan nổi tiếng của Nga Mi Sơn, gồm Nhật xuất (mặt trời mọc), Vân hải (biển mây), Phật quang (hào quang của Phật) và Thánh đăng (đèn Thánh).
Trong đó Thánh đăng, hay còn gọi là Phật đăng, là hiện tượng kì bí nhất: vào mỗi đêm tối không trăng, dưới địa danh “Xã thân nhai” thường xuất hiện hàng vạn chấm tròn sáng màu xanh lục nhấp nháy như những chòm sao dày đặc. Có nhiều lời giải thích khác nhau cho nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này: do lửa lân tinh, hoặc do một loại nấm phát sáng mọc dày đặc trên các thân cây …
Núi Nga Mi còn là nơi tập trung nhiều chủng loại sinh vật phong phú cùng hệ thảm thực vật Á nhiệt đới.
Hiện nay Núi Nga Mi có 242 loài thực vật cấp cao, 3.200 loài cây, trong đó có hơn 100 loài đặc thù chỉ có ở núi Nga Mi và hơn 2.300 loài động vật quý hiếm.
Chùa Báo Quốc nằm ở chân núi Nga Mi, trên lối vào Nga Mi sơn, đồng thời cũng là nơi diễn ra các hoạt động Phật giáo chính. Chùa này được xây dựng vào thời nhà Minh (cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17) còn có tên gọi là " Hội Tông đường". Đến thời vua Khang Hi nhà Thanh đổi tên thành" chùa Báo quốc". Chùa tọa trên diện tích 40.00 m2, bao gồm Sơn môn, điện thờ Di Lặc, điện Đại Hùng, điện thờ Thất Phật, điện thờ Phổ Hiền và lầu chứa kinh văn nhà Phật.
Ngoài ra, khi đến thăm Nga Mi, du khách cũng nên đến tham quan Bức tượng Đại Phật Lạc Sơn tạc trên vách núi lớn nhất thế giới, nằm ở ngọn Thế Loan, đối mặt với Nga Mi sơn. Đại Phật Lạc Sơn cao 71m và được chế tác trong 90 năm, kéo dài gần cả thế kỉ. Thân tượng Phật cao 59,98m, đầu cao 14,6m. Đỉnh đầu có 1.021 búi tóc và độc đáo nhất là phần móng tay của bức tượng, dù là bộ phận nhỏ nhất cũng đủ cho một người ngồi. Đại Phật Lạc Sơn cùng với Nga Mi Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1996.
--------------------
TƯ LIỆU
- Kim Dung - cây bút kiếm hiệp xứng danh "vĩ đại"
- Nhà văn Kim Dung trả lời phỏng vấn của sinh viên Ðại Học Bắc Kinh năm 1994
- Kim Dung và nỗi đau đáu về người con trai tự tử
- Bốn người phụ nữ bên đời nhà văn Kim Dung
- Bí mật về nàng Tiểu Long Nữ ngoài đời của Kim Dung
- Vì sao Tiểu Long Nữ đẹp như tiên?
- Nếu theo tên gọi thì Độc Cô Cầu Bại sẽ chiến thắng
- Vương Trùng Dương lập giáo
- Cổ Long - nhà cách tân tiểu thuyết võ hiệp
- Trung Quốc lịch đại niên biểu
- Thập bát ban võ nghệ (18 loại binh khí)
- Giải mã bí ẩn của “thủ cung sa” kiểm tra trinh tiết phụ nữ
- Mê cung
- Lược sử tiểu thuyết kiếm hiệp
- Thời biểu (mốc thời gian) trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung
- Nữ ma đầu trong phim kiếp hiệp Kim Dung
- Ý nghĩa tên một số nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung
- Thành Cát Tư Hãn (Thiết Mộc Chân) và đế quốc Mông Cổ
- Bí mật lăng mộ Thành Cát Tư Hãn
- Thảo nguyên trên đất nước Mông Cổ
- Tiểu luận về văn học kiếm hiệp Việt Nam
- Kiếm hiệp Việt: Cầu nhiều nhưng thiếu cung
- Viết về lịch sử bằng văn học... kiếm hiệp
Thăm núi Nga My, nhớ "tiểu nữ" xinh đẹp Quách Tương
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
07:17
Rating:
Không có nhận xét nào: