Để tải về tệp PDF hoặc xem trên cửa sổ Google Docs:Hãy bấm vào đây.
Lời nhà xuất bản
Nhà xuất bản SAIGON PRESS
Lời nhà xuất bản
Chúng tôi trân trọng giới thiệu tập hồi ký chính trị của nhà báo Thành Tín đến quý độc giả trong và ngoài nước. Những hồi tưởng, ghi nhận, tài liệu, hình ảnh trong này, như ông khẳng định, là sự thật, là khuôn mặt thật của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt nam.
Và tiếng nói của ông - người cống hiến gần suốt một đời để chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội, những điều ông từng yêu thương và tin tưởng - hôm nay là những lời bộc trực, thẳng thắn phản tỉnh, và kêu gọi phản tỉnh, cứu xét và kêu gọi cứu xét từng căn nguyên cuộc khủng hoảng hiện nay, cũng hoàn toàn là vì ông yêu thương sự thật; và tin tưởng vào sức mạnh của sự thật sẽ cứu được cả dân tộc đang cận kề phá sản.
Nhà báo Thành Tín, tên thật Bùi Tín, nguyên đại tá Quân đội nhân dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, sinh năm 1927. Chức vụ cuối cùng trước khi ông ly khai là Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân, Trưởng ban Biên tập báo Nhân Dàn Chủ Nhật. Tháng 9.1990, ông qua Pháp; bấy giờ các phong trào dân chủ ở Liên xô và Đông Âu đang thắng thế, và Việt nam đang tiến trình vừa mở cửa kinh tế, vừa xiết chặt các lĩnh vực chính trị, văn hóa. Tháng 11.1990, Bùi Tín phổ biến bản văn Kiến Nghị Của Một Công Dân, nội đung kêu gọi chính quyền Việt nam tiến hành đổi mới thực sự, để xây dựng một xã hội thực sự dân chủ, thực sự tự do, đưa cả nước tiến theo kịp thế giới. Bản văn này được đài phát thanh BBC của Anh truyền về Việt nam, và đài này đã phỏng vấn ông liên tục từ tháng 11.90 tới 1.91, tổng cộng khoảng 200 phút trong 14 tuần lễ. Ngay lập tức, những suy nghĩ của Bùi Tín được đồng bào trong nước thu băng và phổ biến nơi nhiều thành phố lớn. Đảng bộ của ông, theo lệnh trên, chính thức khai trừ ông. Và ngoài nước, cuộc tranh luận về trường hợp ông lại càng sôi nổi. Nhiều người tìm phương tiện cho ông quảng bá tư tưởng và lý luận trong bản Kiến Nghị trên, vì đánh giá ông là người cấp tiến, nhìn trước được những đổ vỡ tương tự như Đông Âu, và thấy cần có những giải pháp triệt để, quyết liệt cho con bệnh Việt nam. Nhưng cũng có nhiều người chống ông, vì quá khứ của ông.
Từ cuối năm 1991, ông đi nhiều nơi trên thế giới - thử kể một số nước như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Tiệp, Đức, Bỉ, Hà Lan... - tiếp xúc với những nhà hoạt động dân chủ Việt nam và quốc tế, với các tổ chức chính tri, báo giới, sinh viên, trong khi vẫn thường xuyên quan hệ với bằng hữu. ở quê nhà. Ông đã được các đài truyền hình hoặc phát thanh các nước như Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật, ý, Thụy Sĩ, úc, Canađa, Mỹ phỏng vấn, cũng như các báo Le Monde, Le Point, Liberation, Los Angeles Times, Washington Post, WAU Street Joumal, và nhĩeu báo Việt nam phỏng vấn. Và chính ông cũng viết nhiều bài tiểu luận trên các báo Việt ngữ như Diễn Đàn, Thông Luận... và báo Mỹ như Washington Post. Tư tưởng của ông, để tóm gọn, như một lần ông nói là, "Dân chủ là một cây cầu phải đi qua, trong trật tự, không hỗn loạn, và sẽ đỡ mất thời gian hòa nhập với thế giới. Tất cả những điều tôi viết là thật lòng, không hận thù, và bằng trọn lương tâm. Nếu mọi người, kể cả các nhà lãnh đạo đương quyền, thật lòng thương dân, thật lòng yêu nước, thì sẽ tìm ra giải pháp tốt đẹp." Nhiều người theo thói quen đã tìm cách xếp loại ông, hoặc là cánh tả cấp tiến, hoặc là tả ly khai, nhưng hiển nhiên với chính quyền thì ông đã hoàn toàn là người của phe hữu, hoặc nặng lời hơn, như báo Nhàn Dân chính thức kết án ông, "đã đi dần vào đường phản bội," "bị bọn phản động trong cộng đồng người Việt lôi kéo," "bị bọn đế quốc mua chuộc.:." Có lẽ những cách phân loại ngày hôm nay đều không còn chính xác nữa, vì những khái niệm cũ cũng đang đổi dần, cũng hệt như những khái niệm về chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội được đặt định từ đầu thế kỷ này. Có lẽ chúng ta không nên nhìn nhau bằng những khái niệm trong nghĩa rộng và mơ hồ đó, mà nên hỏi, nên cứu xét về lập trường vấn đề một. Cũng như, ngày hôm nay, nếu gọi Hoa Kỳ là chủ nghĩa tư bản, như định nghĩa của Marx, và gọi nhà nước Hoa Kỳ là nhà nước đại diện cho quyền lợi tư bản - nghĩa là phải tiến tới một thứ chủ nghĩa đế quốc thì điều này hẳn có nhiều phần sai lầm. Ngược lại, nếu chúng ta vẫn cầm chiếc bản đồ lý luận trước 1975, để gọi nhà nước Việt nam hiện nay là nhà nước xã hội chủ nghĩa thì hoàn toàn sai lầm. Cần phải xét từng vấn đề một để nhìn rõ sự thật, và khi khảo sát tìm sự thật thì không có vần đề tả hay hữu; tìm sự thật là vấn đề của khoa học; trong khoa học chỉ có chuyện đúng hay sai mà không có chuyện tả hay hữu. Có lẽ, vấn đề nhãn hiệu sẽ nằm trong cách giải quyết vấn đề, nghĩa là một phần của dự tri tương lai. Nhưng trước tiên vẫn phải nhìn cho ra sự thật.
Thí dụ, vấn đề về tự do ván hóa. Sự thật là nước mình chưa có tự do văn hóa. Dù là phe tả hay hữu đều thấy đây là tổn thương lớn nhất của dân tộc, phải nhận ra sự thật này. Dĩ nhiên, cái thời kỳ mới sau 1975, khi các nhà khoa học trong nước viết bài ca ngợi rau muống bổ hơn thịt bò thì không còn nữa. Nhưng trong khi trẻ em thế giới được học những sự kiện được trung thực ghi trong sách sử, hay được đọc những tranh luận đối nghịch nhau trong thư viện nhà trường, báo chí, thì trẻ em Việt vẫn học những điều bị bóp méo, chưa được "đổi mới" vì cấm kỵ. Làm sao đo hết được những tổn thương này? Có những cấm kỵ trừu tượng -nghĩa là chưa gần với đời sống hàng ngày như cơm áo như sự thật về Staline, về lý luận dân chủ đa nguyên, nhưng còn những của dân mình- như sự thật về Nhàn Văn Giai Phẩm, về cải cách ruộng đất, về các chính sách cải tạo, về tính "ưu việt" của chủ nghĩa cộng sản... là những gì chính bố mẹ các em đã trả giá, sao chưa được học các sự thật này ? Với những thông tin sai lầm như vầy, sau rồi các em sẽ lý luận thế nào khi tới tuổi vào đời? Đó là chưa nói tới đau khổ của người cầm bút khi phải tránh nói lên những điều tin tưởng cho các em. ở đây, dù có tự nhận là cánh tả hay cánh hữu đều thấy, nếu biết tôn trọng con người thì phải biết tôn trọng sự thật. Thí dụ như, về nhu cầu một nền pháp trị. Sự thật ở đây ra sao? Ngay cả chính quyền cũng nhận là nước mình chỉ cai trị bằng sắc lệnh, nghị quyết, mà chưa có luật, và do nhu cầu kêu gọi đầu tư cũng đang soạn một số bộ luật căn bản. Điều chúng ta muốn đặt vấn đề ở đây là, lý luận nào khai sinh vì hiện tượng thiếu luật? Trước tiên là lý luận về nhu cầu một nền độc tài toàn trị. Một số người tin rằng phải có một thánh vương, một nhà độc tài mới, trong sạch, đạo đức, để đưa đất nước vào trật tự, tránh hỗn loạn. Lý luận này cực kỳ nguy hiểm, vì hoàn toàn dựa vào nhân cách một người (chẳng may như Hitler, Staline thì hỏng), hoặc vào phẩm chất một tổ chức (chẳng may giáo điều, cuồng tín, chống sự thật như đảng CS hay các tổ chức khủng bố của Hồi giáo thì lại tệ hơn). Lý luận này phi đạo đức nhất, vì nhìn thấy chỉ một người hoặc một tổ chức sinh ra để cai trị, và mọi người phải chịu cai trị. Tuy nhiên, lý luận này dễ thuyết phục được trẻ con và những người thiếu trình độ. Thứ nhì, nguy hiểm nữa của hiện tượng thiếu luật là, sẽ không khai sinh được các xã hội dân sự cần thiết, mà chỉ đẻ ra các xã hội mafia. Các xã hội dân sự cần thiết cho một quốc gia phải cần có môi trường trưởng thành, nhất là đang ở giai đoạn non yếu này. Các tổ chức tôn giáo, các hội thiện nguyện, các tổ hợp kinh doanh tư nhân, các cơ sở văn hóa độc lập, các cơ quan truyền thông ngoài-chính- phủ... sẽ quân bình được cái ý chí toàn trị phi đạo đức của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Nhưng trong một môi trường thiếu nền tảng pháp trị thì chính các xã hội mafia mới thực sự nắm quyền lực, và tài sản cả nước sẽ rơi vào tay vài trăm gia đình và các nhà tư sản nước ngoài. Đó là sự thật phải nhận ra.
Tập hồi ký chính trị của tác giả Thành Tín ghi nhận những sự thật lịch sử quan yếu, ngõ hầu giúp người đọc trong và ngoài nước có cơ sở để cùng thảo luận tìm giải pháp. Cũng như Hoa Xuyên Tuyệt, tập này đã được tác giả viết với lòng chân thực, điềm tĩnh, mổ xẻ tận tường những vết thương lớn của dân tộc, phân tích từng vụ án bí mật sau bức màn tre xã hội chủ nghĩa, kể lại vụ thanh trừng vây cánh ông Võ Nguyên Giáp, cũng như mạng lưới công an dầy đặc khắp nước. Trong này cũng tường trình về những phụ nữ trong đời ông Hồ Chí Minh, vụ ông Võ Đại Tôn họp báo ở Hà Nội, vụ tàn sát nhiều ngàn người ở Huế nam Mậu Thân, vụ Đảng CSVN tổ chức vượt biên bán chính thức để lấy vàng, và nhiều vụ án khác... cũng như các khủng hoảng hiện nay. .
Nhà xuất bản trân trọng giới thiệu tác phẩm này tới bạn đọc, hy vọng sẽ góp thêm sức đẩy mạnh tiến trình dân chủ cho Việt nam và nhìn vào những sự thật đang bị che giấu.
Và tiếng nói của ông - người cống hiến gần suốt một đời để chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội, những điều ông từng yêu thương và tin tưởng - hôm nay là những lời bộc trực, thẳng thắn phản tỉnh, và kêu gọi phản tỉnh, cứu xét và kêu gọi cứu xét từng căn nguyên cuộc khủng hoảng hiện nay, cũng hoàn toàn là vì ông yêu thương sự thật; và tin tưởng vào sức mạnh của sự thật sẽ cứu được cả dân tộc đang cận kề phá sản.
Nhà báo Thành Tín, tên thật Bùi Tín, nguyên đại tá Quân đội nhân dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, sinh năm 1927. Chức vụ cuối cùng trước khi ông ly khai là Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân, Trưởng ban Biên tập báo Nhân Dàn Chủ Nhật. Tháng 9.1990, ông qua Pháp; bấy giờ các phong trào dân chủ ở Liên xô và Đông Âu đang thắng thế, và Việt nam đang tiến trình vừa mở cửa kinh tế, vừa xiết chặt các lĩnh vực chính trị, văn hóa. Tháng 11.1990, Bùi Tín phổ biến bản văn Kiến Nghị Của Một Công Dân, nội đung kêu gọi chính quyền Việt nam tiến hành đổi mới thực sự, để xây dựng một xã hội thực sự dân chủ, thực sự tự do, đưa cả nước tiến theo kịp thế giới. Bản văn này được đài phát thanh BBC của Anh truyền về Việt nam, và đài này đã phỏng vấn ông liên tục từ tháng 11.90 tới 1.91, tổng cộng khoảng 200 phút trong 14 tuần lễ. Ngay lập tức, những suy nghĩ của Bùi Tín được đồng bào trong nước thu băng và phổ biến nơi nhiều thành phố lớn. Đảng bộ của ông, theo lệnh trên, chính thức khai trừ ông. Và ngoài nước, cuộc tranh luận về trường hợp ông lại càng sôi nổi. Nhiều người tìm phương tiện cho ông quảng bá tư tưởng và lý luận trong bản Kiến Nghị trên, vì đánh giá ông là người cấp tiến, nhìn trước được những đổ vỡ tương tự như Đông Âu, và thấy cần có những giải pháp triệt để, quyết liệt cho con bệnh Việt nam. Nhưng cũng có nhiều người chống ông, vì quá khứ của ông.
Từ cuối năm 1991, ông đi nhiều nơi trên thế giới - thử kể một số nước như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Tiệp, Đức, Bỉ, Hà Lan... - tiếp xúc với những nhà hoạt động dân chủ Việt nam và quốc tế, với các tổ chức chính tri, báo giới, sinh viên, trong khi vẫn thường xuyên quan hệ với bằng hữu. ở quê nhà. Ông đã được các đài truyền hình hoặc phát thanh các nước như Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật, ý, Thụy Sĩ, úc, Canađa, Mỹ phỏng vấn, cũng như các báo Le Monde, Le Point, Liberation, Los Angeles Times, Washington Post, WAU Street Joumal, và nhĩeu báo Việt nam phỏng vấn. Và chính ông cũng viết nhiều bài tiểu luận trên các báo Việt ngữ như Diễn Đàn, Thông Luận... và báo Mỹ như Washington Post. Tư tưởng của ông, để tóm gọn, như một lần ông nói là, "Dân chủ là một cây cầu phải đi qua, trong trật tự, không hỗn loạn, và sẽ đỡ mất thời gian hòa nhập với thế giới. Tất cả những điều tôi viết là thật lòng, không hận thù, và bằng trọn lương tâm. Nếu mọi người, kể cả các nhà lãnh đạo đương quyền, thật lòng thương dân, thật lòng yêu nước, thì sẽ tìm ra giải pháp tốt đẹp." Nhiều người theo thói quen đã tìm cách xếp loại ông, hoặc là cánh tả cấp tiến, hoặc là tả ly khai, nhưng hiển nhiên với chính quyền thì ông đã hoàn toàn là người của phe hữu, hoặc nặng lời hơn, như báo Nhàn Dân chính thức kết án ông, "đã đi dần vào đường phản bội," "bị bọn phản động trong cộng đồng người Việt lôi kéo," "bị bọn đế quốc mua chuộc.:." Có lẽ những cách phân loại ngày hôm nay đều không còn chính xác nữa, vì những khái niệm cũ cũng đang đổi dần, cũng hệt như những khái niệm về chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội được đặt định từ đầu thế kỷ này. Có lẽ chúng ta không nên nhìn nhau bằng những khái niệm trong nghĩa rộng và mơ hồ đó, mà nên hỏi, nên cứu xét về lập trường vấn đề một. Cũng như, ngày hôm nay, nếu gọi Hoa Kỳ là chủ nghĩa tư bản, như định nghĩa của Marx, và gọi nhà nước Hoa Kỳ là nhà nước đại diện cho quyền lợi tư bản - nghĩa là phải tiến tới một thứ chủ nghĩa đế quốc thì điều này hẳn có nhiều phần sai lầm. Ngược lại, nếu chúng ta vẫn cầm chiếc bản đồ lý luận trước 1975, để gọi nhà nước Việt nam hiện nay là nhà nước xã hội chủ nghĩa thì hoàn toàn sai lầm. Cần phải xét từng vấn đề một để nhìn rõ sự thật, và khi khảo sát tìm sự thật thì không có vần đề tả hay hữu; tìm sự thật là vấn đề của khoa học; trong khoa học chỉ có chuyện đúng hay sai mà không có chuyện tả hay hữu. Có lẽ, vấn đề nhãn hiệu sẽ nằm trong cách giải quyết vấn đề, nghĩa là một phần của dự tri tương lai. Nhưng trước tiên vẫn phải nhìn cho ra sự thật.
Thí dụ, vấn đề về tự do ván hóa. Sự thật là nước mình chưa có tự do văn hóa. Dù là phe tả hay hữu đều thấy đây là tổn thương lớn nhất của dân tộc, phải nhận ra sự thật này. Dĩ nhiên, cái thời kỳ mới sau 1975, khi các nhà khoa học trong nước viết bài ca ngợi rau muống bổ hơn thịt bò thì không còn nữa. Nhưng trong khi trẻ em thế giới được học những sự kiện được trung thực ghi trong sách sử, hay được đọc những tranh luận đối nghịch nhau trong thư viện nhà trường, báo chí, thì trẻ em Việt vẫn học những điều bị bóp méo, chưa được "đổi mới" vì cấm kỵ. Làm sao đo hết được những tổn thương này? Có những cấm kỵ trừu tượng -nghĩa là chưa gần với đời sống hàng ngày như cơm áo như sự thật về Staline, về lý luận dân chủ đa nguyên, nhưng còn những của dân mình- như sự thật về Nhàn Văn Giai Phẩm, về cải cách ruộng đất, về các chính sách cải tạo, về tính "ưu việt" của chủ nghĩa cộng sản... là những gì chính bố mẹ các em đã trả giá, sao chưa được học các sự thật này ? Với những thông tin sai lầm như vầy, sau rồi các em sẽ lý luận thế nào khi tới tuổi vào đời? Đó là chưa nói tới đau khổ của người cầm bút khi phải tránh nói lên những điều tin tưởng cho các em. ở đây, dù có tự nhận là cánh tả hay cánh hữu đều thấy, nếu biết tôn trọng con người thì phải biết tôn trọng sự thật. Thí dụ như, về nhu cầu một nền pháp trị. Sự thật ở đây ra sao? Ngay cả chính quyền cũng nhận là nước mình chỉ cai trị bằng sắc lệnh, nghị quyết, mà chưa có luật, và do nhu cầu kêu gọi đầu tư cũng đang soạn một số bộ luật căn bản. Điều chúng ta muốn đặt vấn đề ở đây là, lý luận nào khai sinh vì hiện tượng thiếu luật? Trước tiên là lý luận về nhu cầu một nền độc tài toàn trị. Một số người tin rằng phải có một thánh vương, một nhà độc tài mới, trong sạch, đạo đức, để đưa đất nước vào trật tự, tránh hỗn loạn. Lý luận này cực kỳ nguy hiểm, vì hoàn toàn dựa vào nhân cách một người (chẳng may như Hitler, Staline thì hỏng), hoặc vào phẩm chất một tổ chức (chẳng may giáo điều, cuồng tín, chống sự thật như đảng CS hay các tổ chức khủng bố của Hồi giáo thì lại tệ hơn). Lý luận này phi đạo đức nhất, vì nhìn thấy chỉ một người hoặc một tổ chức sinh ra để cai trị, và mọi người phải chịu cai trị. Tuy nhiên, lý luận này dễ thuyết phục được trẻ con và những người thiếu trình độ. Thứ nhì, nguy hiểm nữa của hiện tượng thiếu luật là, sẽ không khai sinh được các xã hội dân sự cần thiết, mà chỉ đẻ ra các xã hội mafia. Các xã hội dân sự cần thiết cho một quốc gia phải cần có môi trường trưởng thành, nhất là đang ở giai đoạn non yếu này. Các tổ chức tôn giáo, các hội thiện nguyện, các tổ hợp kinh doanh tư nhân, các cơ sở văn hóa độc lập, các cơ quan truyền thông ngoài-chính- phủ... sẽ quân bình được cái ý chí toàn trị phi đạo đức của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Nhưng trong một môi trường thiếu nền tảng pháp trị thì chính các xã hội mafia mới thực sự nắm quyền lực, và tài sản cả nước sẽ rơi vào tay vài trăm gia đình và các nhà tư sản nước ngoài. Đó là sự thật phải nhận ra.
Tập hồi ký chính trị của tác giả Thành Tín ghi nhận những sự thật lịch sử quan yếu, ngõ hầu giúp người đọc trong và ngoài nước có cơ sở để cùng thảo luận tìm giải pháp. Cũng như Hoa Xuyên Tuyệt, tập này đã được tác giả viết với lòng chân thực, điềm tĩnh, mổ xẻ tận tường những vết thương lớn của dân tộc, phân tích từng vụ án bí mật sau bức màn tre xã hội chủ nghĩa, kể lại vụ thanh trừng vây cánh ông Võ Nguyên Giáp, cũng như mạng lưới công an dầy đặc khắp nước. Trong này cũng tường trình về những phụ nữ trong đời ông Hồ Chí Minh, vụ ông Võ Đại Tôn họp báo ở Hà Nội, vụ tàn sát nhiều ngàn người ở Huế nam Mậu Thân, vụ Đảng CSVN tổ chức vượt biên bán chính thức để lấy vàng, và nhiều vụ án khác... cũng như các khủng hoảng hiện nay. .
Nhà xuất bản trân trọng giới thiệu tác phẩm này tới bạn đọc, hy vọng sẽ góp thêm sức đẩy mạnh tiến trình dân chủ cho Việt nam và nhìn vào những sự thật đang bị che giấu.
Nhà xuất bản SAIGON PRESS
Hồi ký Mặt Thật - Bùi Tín (Tải về - download PDF)
Reviewed by Phạm Thu Hương
on
07:53
Rating:
Không có nhận xét nào: